Thơ trữ tình Mỹ Văn_học_Mỹ

Walt Whitman, 1856.

Hai nhà thơ vĩ đại nhất của Mỹ trong thế kỷ 19 có thể không có gì khác hơn trong tính khí và phong cách. Walt Whitman (1819-1892) là một người lao động, một người chu du, một người tự làm y tá trong Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865), và một nhà sáng tạo thi ca. Tác phẩm chính của ông là Lá cỏ mà trong đó ông sử dụng một vần thơ tự do và những dòng có độ dài bất thường để miêu tả cả những tính chất bao hàm của nền dân chủ Mỹ. Đưa chủ đề bao quát đó đi xa hơn nữa, nhà thơ đặt ngang hàng tầm mức rộng lớn kinh nghiệm của người Mỹ với bản thân ông nhưng không tự đề cao mình. Thí dụ, trong Bài hát chính tôi, bài thơ dài và trọng tâm của tập thơ Lá cỏ, Whitman viết: "Đây là những tư tưởng của tất cả mọi người mọi lứa tuổi và mọi nơi, họ không có cùng nguồn cội với tôi...."

Whitman cũng là một nhà thơ theo phái triết lý về thể xác – "thể xác điện" như ông đã từng gọi nó. Trong Những nghiên cứu về Văn học cổ điển Mỹ, tiểu thuyết gia người Anh D. H. Lawrence đã viết rằng Whitman "là người đầu tiên phá vỡ quan niệm đạo lý xưa rằng tâm hồn của con người thì có cái gì đó 'siêu đẳng' và 'trên' thể xác."

Về mặt khác, Emily Dickinson (1830-1886) sống cuộc đời ẩn dật của một phụ nữ độc thân nhã nhặn trong một thị trấn nhỏ tên Amherst, Massachusetts. Bên trong cấu trúc hình thức, thơ của bà khéo léo, tế nhị, thanh tao, và sâu sắc tâm lý. Tác phẩm của bà không theo qui ước ngày đó, và chỉ một ít đã được xuất bản trong đời bà.

Nhiều bài thơ của bà ngự trên sự chết, thường là với một sự quằn quại tinh quái. "Vì tôi không thể dừng lại cho cái chết" một bài thơ bắt đầu, "cái chết đã vui lòng dừng lại chờ tôi." Phần mở đầu một bài thơ khác của Dickinson đã đùa nghịch vai trò của bà như một người phụ nữ trong một xã hội do đàn ông làm chủ và một bài thơ không biết tên: "Tôi không là ai! Bạn là ai? / Có phải bạn cũng không là ai?"